Khoa Đào tạo hợp tác quốc tế

1. Sự hình thành và phát triển.

Trong thời đại hội nhập toàn cầu, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi các trường đại học Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng quốc tế hoá. Chất lượng của một trường đại học phụ thuộc vào sinh viên, giảng viên, công nghệ giáo dục và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ đào tạo.

Ngày 22/12/2005 Khoa Đào tạo Hợp tác Quốc tế (Faculty Of International Cooperation And Training - FICT) thuộc trường ĐH Công nghiệp Hà nội chính thức thành lập với nhiệm vụ hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín để tổ chức đào tạo bậccao đẳng, dự bị đại học, đại học và sau đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Khoa ĐTHTQT được tổ chức thành 3 tổ chuyên môn: tổ Phát triển phần mềm (SD), tổ Quản trị kinh doanh (BA) và tổ Ngoại ngữ (ENG) và bộ phận văn phòng.

Khoa Đào tạo hợp tác quốc tế

Năm 2000 chỉ có 10 giáo viên tham gia chương trình Đào tạo hợp tác quốc tế, đến nay số giáo viên cơ hữu của Khoa là 36, trong đó 28 đồng chí đã có bằng thạc sỹ; 03 đồng chí đang làm luận án tiến sỹ trong và ngoài nước.

Sau 11 năm phát triển, chương trình hợp tác quốc tế đã có hơn 3500 sinh viên theo học, 14 khóa đào tạo, đã cung cấp cho xã hội hơn 2700 cán bộ kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu của xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa, góp phần vào việc xây dựng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trở thành trường Đại học đẳng cấp khu vực trong tương lai.

Các chương trình hợp tác triển khai tại khoa

Chương trình

Đối tác

Công nghệ Thông tin - Phát triển phần mềm

Software Development

Victoria University (VU)

Australia

Công nghệ Thông tin - Phát triển phần mềm

Software Development

TAFE SA

Australia

Kế toán

Accounting

Victoria University (VU)

Australia

Quản trị Kinh doanh

Business Administration

TAFE SA

Australia

Điên tử Viễn thông

Electronic communication

ĐH Hồ Nam

Trung Quốc

Quản trị Kinh doanh

Business Administration

ĐH Hồ Nam

Trung Quốc

2. Cơ cấu tổ chức:

A. Ban Chủ nhiệm khoa:

Trưởng Khoa: Thạc sỹ Nguyễn Thanh Tùng.

Điện thoại nội bộ: 279.

Phó trưởng Khoa: Thạc sỹ Phạm Thị Kim Phượng.

Điện thoại nội bộ: 227.

B. Văn phòng khoa

Khoa Đào tạo hợp tác quốc tế

Tư vấn tuyển sinh, Marketing: Vũ Tuấn Anh

Giáo vụ khoa: Bùi Tuấn Hưng

Điện thoại nội bộ: 225

Số máy trực tiếp, Fax: 04 3763 9583

C. Các tổ chuyên môn:

•Tổ Phát triển phần mềm:

+ Trưởng bộ môn: Thạc sỹ Phạm Thị Kim Phượng.

Điện thoại nội bộ: 254.

•Tổ Quản trị kinh doanh:

+ Trưởng Bộ môn: Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Huyền

Điện thoại nội bộ: 315.

•Tổ Ngoại ngữ:

+ Trưởng Bộ môn: Thạc sỹ Lê Thị Hồng Vân.

Điện thoại nội bộ: 318

•Bộ phận bảo trì:

+ Trực bảo trì: KS. Đào Hoài Nam

3. Số lượng sinh viên đang theo học:

Số lượng sinh viên tham gia chương trình Đào tạo hợp tác quốc tế ngày càng tăng chứng tỏ tính hấp dẫn và con đường phát triển đúng đắn của chương trình.

Số lượng sinh viên theo học tại Khoa:

- Khóa 4: 160 sinh viên.

- Khóa 5: 490 sinh viên.

- Khóa 6: 660 sinh viên.

- Khóa 7: 300 sinh viên.

- Khóa 8: 300 sinh viên

- Khóa 9: 220 sinh viên

- Khóa 10: 290 sinh viên

- Khóa 11: 640 sinh viên

- Khóa 12: 200 sinh viên

- Khóa 13: 210 sinh viên

Khoa Đào tạo hợp tác quốc tế

Khoa Đào tạo hợp tác quốc tế

4. Những thành tích nổi bật trong giảng dạy và học tập:

Giảng viên khoa Đào tạo Hợp tác Quốc tế đã liên tục phấn đấu áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến tiếp nhận được từ phía đối tác nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhiều giảng viên tích cực tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đặc biệt, cô giáo Ngô Thị Bích Thúy đã đoạt giải nhì trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc năm 2004. Thầy giáo Phạm Quang Phong đã tham gia và đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi Trí tuệ Việt nam 2004. Ngoài ra, rất nhiều thầy cô giáo trong Khoa đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Trường, cấp thành phố như cô Trần Thị Huyền, cô Phạm Thị Kim Phượng, ...

5. Các sáng, cải tiến đã, đang thực hiện:

- Tất cả các giảng viên của Khoa đều tham gia biên dịch các tài liệu của chương trình hợp tác sang tiếng Việt, từng bước đưa các giáo trình đó vào đào tạo hệ Cao đẳng của Trường.

- Các giờ giảng được áp dụng phương pháp đào tạo và đánh giá theo năng lực thực hiện, đặc biệt chú trọng kỹ năng thực hành.

Đối với ngành phát triển phần mềm, sinh viên được thực hành trong phòng máy có kết nối internet với 70 % tổng số giờ học.

Đối với ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được tham gia các hoạt động theo nhóm nhằm nâng cao tính chủ động cũng như khả năng thích nghi với môi trường thực tế sau này.

Bên cạnh đó các giảng viên tích cực áp dụng phương pháp giảng dạy trên máy chiếu nhằm cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thực hành, hình ảnh, tư liệu sinh động…

6. Các hoạt động xã hội của Đoàn viên, thanh niên:

Sinh viên theo học tại khoa tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn trường, hội sinh viên nhà trường phát động. Ngoài ra Liên chi Đoàn khoa thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động mang tính xã hội, từ thiện nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm cộng đồng trong sinh viên, thanh niên.

Các hoạt động giao lưu của sinh viên trong khoa với sinh viên các khoa khác trong trường và với sinh viên các trường bạn cũng luôn được chú trọng. Nhân các dịp lễ lớn của trường của khoa, các cuộc giao lưu với hội Doanh nghiệp trẻ Hà nội, các câu lạc bộ nhiếp ảnh, Môtô giúp các em có thêm kiến thức xã hội và cơ hội làm quen tìm kiếm công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Tin tiêu điểm