Trung tâm Đào tạo Sau đại học

1. Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập ngày 01 tháng 6 năm 2012, theo Quyết định số 1054/QĐ-ĐHCN ngày 21 tháng 5 năm 2012, Trung tâm Đào tạo Sau đại học là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành các công việc liên quan tới đào tạo sau đại học của của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trên cơ sở phát huy những giá trị truyền thống cốt lõi của Nhà trường và tiếp nhận những thành tựu về đào tạo, nghiên cứu của các trường đại học trong nước và thế giới, Trung tâm Đào tạo Sau đại học phấn đấu trở thành một đơn vị cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, ngang tầm với các trường đại học hàng đầu trong nước và trong khu vực.

2. Chức năng và nhiệm vụ

Trung tâm Đào tạo Sau đại học có chức năng là tư vấn về chiến lược phát triển đào tạo sau đại học, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động đào tạo sau đại học của Nhà trường theo đúng Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Quy định của Nhà trường về lĩnh vực này.

Các nhiệm vụ chính của Trung tâm Đào tạo Sau đại học:

- Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo sau đại học;

- Xây dựng kế hoạch tiếp thị quảng bá liên quan tới đào tạo sau đại học;

- Xây dựng kế hoạch triển khai tuyển sinh đào tạo sau đại học các ngành và các chuyên ngành được phép đào tạo;

- Tổ chức ôn thi, đào tạo bồi dưỡng cho các đối tượng có nhu cầu bổ sung kiến thức để có đủ điều kiện dự thi tuyển sinh đào tạo sau đại học;

- Tổ chức giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác cho các học viên theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội;

- Tổng hợp đánh giá kết quả đào tạo theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội;

- Điều phối việc tổ chức xây dựng chương trình, tiến hành các thủ tục hành chính có liên quan (đăng ký mở ngành, đề nghị chỉ tiêu, chiêu sinh,…) đào tạo trình độ sau đại học.

- Tìm kiếm và liên kết với các cở sở đào tạo trong và ngoài nước trong việc đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và bổ sung kiến thức theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội;

- Tổ chức biên soạn học liệu giảng dạy phục vụ đào tạo sau đại học;

- Tiến hành các công việc quản lý học viên, lưu trữ hồ sơ về đào tạo sau đại học của Nhà trường theo quy định hiện hành;

- Lựa chọn đội ngũ các giảng viên/nhà khoa học tham gia đào tạo sau đại học, trên cơ sở đề xuất của các khoa đào tạo, các trung tâm, phòng ban,…;

- Đề xuất trang bị và quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật được giao nhằm phục vụ công tác đào tạo tại Trung tâm.

3. Thành tích đạt được

Danh hiệu tập thể:

- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc ba năm liền (2014, 2015, 2016);

- Danh hiệu Chi bộ vững mạnh xuất sắc;

- Danh hiệu Công đoàn bộ phận xuất sắc và được tặng Bằng khen của Công đoàn Bộ Công thương và Giấy khen của Chủ tịch Công đoàn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

- Bằng khen của Bộ Công thương năm 2016;

- Giấy khen của Ban chấp hành Đảng bộ trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nhiều năm liền cho Chi Bộ Đào tạo-Sau đại học.

Danh hiệu cá nhân:

- Bảy lượt cá nhân của đơn vị được công nhận là Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở;

- Một cá nhân được tặng Bằng khen Bộ Công thương năm 2015;

- Một cá nhân được tặng Bằng khen Bộ Công thương năm 2017;

- Một cá nhận được tặng chiến sĩ thi đua cấp Bộ Công thương năm 2017.

4. Định hướng phát triển

Định hướng của Nhà trường về đào tạo sau đại học đã được xác định rõ là:

- Đào tạo theo hướng nghiên cứu ứng dụng, gắn đào tạo sau đại học với công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.

- Mở thêm các ngành mới với các cấp trình độ đào tạo khác nhau - Bên cạnh, tiếp tục phát triển đào tạo thạc sĩ các ngành đã có, dự kiến trong năm 2017-2018, Nhà trường sẽ xây dựng các đề án mới xin mở thêm một số chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ (Kỹ thuật Cơ khí Động lực,...).

- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, Nhà trường đã thực hiện việc quản lý giảng dạy và học tập theo đúng Quy chế của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Quy định của Nhà trường; Chương trình đào tạo luôn được đổi mới và cập nhật để phù hợp với sự phát triển và nhu cầu của xã hội; Tăng cường hợp tác giữa đào tạo, nghiên cứu với phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và các cơ quan, địa phương. Nâng cao trình độ Tiếng Anh cho Nghiên cứu sinh (NCS) và học viên, giúp NCS và học viên có thể tiếp cận và khai thác các nguồn tài liệu chuyên ngành phong phú trên thế giới, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu đạt kết quả cao.