THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA CÔNG NGHỆ MAY-TKTT 2019

Tổng chỉ tiêu các ngành Khoa Công nghệ May & Thiết kế Thời trang: 290

THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA CÔNG NGHỆ MAY-TKTT 2019

Tổng chỉ tiêu các ngành Khoa Công nghệ May & Thiết kế Thời trang: 290

  1. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
  2. Hình thức xét tuyển sinh: Xét tuyển dựa theo kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019
  3. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT
  4. Ngành đào tạo và tổ hợp môn xét tuyển:
  • Ngành đào tạo:

TT

Khối ngành

Mã ngành

Tên ngành

(Bấm chuột vào tên ngành để xem chương trình đào tạo)

Chỉ tiêu

Tổ hợp xét tuyển

1

V

7540203

Công nghệ Vật liệu dệt, may

40

A00, A01

2

V

7540204

Công nghệ dệt, may

170

A00, A01, D01

3

II

7210404

Thiết kế Thời trang

40

A00, A01, D01, D14

  • Tổ hợp môn xét tuyển các ngành Khoa Công nghệ May & Thiết kế Thời trang

A00

Toán , Vật Lý, Hóa học

A01

Toán, Vật Lý, Tiếng Anh

D01

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

D14

Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

  1. Thông tin cụ thể về các ngành
    1. Ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may (Technology of Textile and Garment Materials)

6.1.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (theo năng lực)

TT

Chuẩn đầu ra

a

Khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học tự nhiên để mô tả, tính toán các quá trình sản xuất trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất sản phẩm dệt may.

b

Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật để nghiên cứu, lập luận phân tích nguyên liệu, sản phẩm và các quá trình sản xuất sợi, vải, phụ liệu may.

c

Khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành kỹ thuật để thiết kế sản phẩm, thiết lập quy trình công nghệ sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, quản lý sản xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩmt huộc lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất sản phẩm dệt may đáp ứng các yêu cầu về quy chuẩn chất lượng sản phẩm và môi trường.

d

Khả năng vận hành và sử dụng hiệu quả thiết bị trong dây chuyền sản xuất sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất sản phẩm dệt may đảm bảo an toàn lao động và thực hiện các giải pháp kỹ thuật.

e

Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để tổ chức, quản lý và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành.

f

Khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết để thực hành kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án.

g

Khả năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, sử dụng các công cụ và phương tiện hiện đại để thực hiện tốt trong các bài tập lớn và đồ án.

h

Khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm và chuyển giao công nghệ mới, cập nhật được các xu thế phát triển kỹ thuật của ngành và sự dịch chuyển của ngành trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

i

Khả năng giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh ở trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc.

j

Khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh kinh tế, môi trường doanh nghiệp và xã hội toàn cầu trong ngành dệt may.

k

Khả năng nhận thức đầy đủ về chính trị, pháp luật, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cũng như những vấn đề đương đại và ý thức học trọn đời.

6.1.2. Cơ hội việc làm

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may có thể đảm nhận các vị trí làm việc như sau:

  • Kỹ thuật: Kỹ sư làm việc tại các phòng kỹ thuật, phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất của các nhà máy sợi, dệt, nhuộm, may.
  • Quản lý chất lượng: Cán bộ quản lý chất lượng làm việc tại các phòng đảm bảo chất lượng của nhà máy, trung tâm đánh giá chất lượng sợi, dệt, nhuộm, may.
  • Kinh doanh sản xuất dệt may: Cán bộ làm việc trong các phòng kinh doanh nguyên vật liệu, sản phẩm của các nhà máy sợi, dệt, nhuộm, may; làm chủ các công ty kinh doanh sản phẩm, thiết bị thuộc lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, may.
  • Quản lý sản xuất: Trưởng nhóm, tổ trưởng sản xuất, trưởng ca sản xuất, quản đốc phân xưởng sản xuất; trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng chất lượng, giám đốc sản xuất tại các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm; giám đốc kinh doanh cho các công ty thương mại về ngành dệt may.
  • Giảng dạy, nghiên cứu: Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo; viện nghiên cứu trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, may.
    1. Ngành Công nghệ dệt, may (Textile and Garment Technology)
      1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (theo năng lực)

TT

Chuẩn đầu ra

Khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin vào giải quyết các vấn đề chuyên môn.

Khả năng vận dụng các kiến thức về lý luận chính trị, khoa học xã hội, nhân văn để giải quyết được các vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Khả năng thực hiện, nghiên cứu – phát triển sản phẩm, xây dựng và hướng dẫn quy trình, chuẩn bị kỹ thuật, triển khai - quản lý sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng hàng may mặc theo yêu cầu.

Khả năng nghiên cứu thị trường, lập dự án, triển khai sản xuất, quản lý và kinh doanh hàng may mặc theo mô hình trọn vẹn.

Khả năng tư duy sáng tạo, nghiên cứu và khám phá tri thức trong giải quyết vấn đề chuyên môn.

Khả năng nhận thức và thực hiện công bằng, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong giải quyết công việc.

Khả năng thích ứng nhanh trong các môi trường mới, tham gia hoạt động nhóm, liên kết, mở rộng nhóm và lãnh đạo hiệu quả.

Khả năng giao tiếp hiệu quả trong đàm phám, thương thảo và giải quyết vấn đề bằng nhiều phương tiện.

Khả năng ngoại ngữ: Tiếng Anh nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 3 theo khung tham chiếu Việt Nam.

Khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội.

      1. Cơ hội việc làm

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư công nghệ may có thể đảm nhận các vị trí việc làm như sau:

- Kỹ thuật: Thiết kế, giác sơ đồ, xây dựng tiêu chuẩn/ quản lý đơn hàng, IE, kỹ thuật chuyền;

- Chất lượng: Kiểm tra chất lượng (QC), đảm bảo chất lượng (QA), kiểm định chất lượng;

- Quản lý: Tổ trưởng, trưởng nhóm, …;

- Kế hoạch: Cân đối nguyên phụ liệu, kế hoạch sản xuất;

- Xuất nhập khẩu: Định mức, kê khai hải quan;

- Kinh doanh: Giá thành, định mức ký hợp đồng;

- Giảng dạy, nghiên cứu: Tại doanh nghiệp, trung tâm, cơ sở đào tạo, các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu có liên quan đến ngàng dệt may;

- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến ngành dệt, may;

- Cơ hội thăng tiến: Trưởng phòng, trưởng đại diện, quản đốc, giám đốc sản xuất, ...

6.3. Ngành Thiết kế Thời trang (Fashion Design)

6.3.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (theo năng lực)

TT

Chuẩn đầu ra

Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học, khoa học tự nhiên, văn hóa – nghệ thuật trong thiết kế thời trang.

Có khả năng nhận thức, lựa chọn và tạo hình vật liệu thời trang phù hợp với ý tưởng, đối tượng trong thiết kế mẫu.

Có khả năng vẽ hình họa, mô tả chất liệu, thể hiện mầu sắc diễn tả ý tưởng bộ sưu tập.

Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai sản phẩm ra thị trường trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, môi trường và xã hội.

Có khả năng ứng dụng các phần mềm đồ họa, phần mềm thiết kế kỹ thuật chuyên ngành và vận hành các loại thiết bị ngành may.

Có khả năng thiết kế trang phục, thiết kế mẫu trên manơcanh và cắt, may các dạng quần áo nam nữ từ đơn giản đến phức tạp.

Có khả năng nghiên cứu thị trường, dự báo xu hướng thời trang, tổng hợp thị hiếu tiêu dùng, qua đó đưa ra ý tưởng thiết kế và hoàn thiện bộ sưu tập. Có kỹ năng cơ bản về trang điểm - nhiếp ảnh, tổ chức sự kiện và marketing thời trang.

Có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp trong công việc. Ý thức tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tuân thủ các quy định, pháp luật về bản quyền. Xác định rõ nhu cầu và động lực để tham gia vào việc học tập suốt đời.

Có khả năng tiếp thu các kiến thức quản lý sản xuất, kinh doanh và cải tiến nhằm tăng năng xuất, chất lượng.

Có kỹ năng thuyết trình chủ động tham gia, thành lập, tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với công việc.

Có kỹ năng thuyết trình chủ động tham gia, thành lập, tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với công việc.

      1. Cơ hội việc làm

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân Thiết kế Thời trang có thể đảm nhận các vị trí việc làm như sau:

- Nhà tạo mẫu.

- Thiết kế mẫu tại các doanh nghiệp ngành may và thời trang.

- Phòng phát triển mẫu.

- Kỹ thuật viên tại phòng kỹ thuật các doanh nghiệp may và thời trang ở các vị trí: Thiết kế mẫu rập, giác sơ đồ, kiểm tra chất lượng.

- Làm chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm may mặc thời trang;

- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường, viện cùng ngành đào tạo;

Cơ hội thăng tiến: trưởng phòng thiết kế, giám đốc sáng tạo, chủ thương hiệu thời trang, chuyên gia tư vấn thiết kế thời trang.

7. Định hướng phát triển của Khoa

- Luôn đổi mới, cải tiến chương trình đào tạo và phương pháp day, học nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp, xã hội và hội nhập quốc tế.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp tốt.

- Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, công nghệ trong dạy học theo hướng hội nhập trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Đào tạo chú trọng kết hợp lý thuyết với thực tiễn, thực hành, thưc tập, thực tế tại doanh nghiệp giúp sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp ngay từ khi tuyển dụng. Hàng năm, khoa chủ động ký các bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đưa sinh viên đi kiến tập, thực tập, giúp sinh viên vận dụng các kiến thức được học vào thực tiễn và dần tích lũy kinh nghiệm về nghề nghiệp, kỹ năng mềm,….Qua đó, giúp sinh viên có khả năng chủ động phát triển bản thân, khả năng nghề nghiệp và khởi nghiệp trong lĩnh vực Dệt May.

8. Tỷ lệ sinh viên có việc làm

Kết quả khảo sát hàng năm cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt trên 90% với mức thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng.

Tin tiêu điểm