Ngành, nghề đào tạo

I. Ngôn ngữ Anh

1. Tên ngành đào tạo: Ngôn ngữ Anh

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức

3.1. Kiến thức giáo dục đại cương

- Hiểu biết nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin, đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh.- Nắm vững kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng phù hợp với ngành được đào tạo

- Thực hiện được các tình huống giao tiếp ngoại ngữ 2, trình độ tối thiểu đạt trình độ B1 theo Khung Năng lực Châu Âu

- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng và kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin phục vụ cho công việc thực tế

- Tiến hành được các công việc nghiên cứu khoa học về các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo

3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

3.2.1. Kiến thức cơ sở của khối ngành

- Vận dụng được những kiến thức cơ bản về văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống của người Việt, qua đó có lòng nhân ái, ý thức và trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân tộc và tương lai của văn hóa Việt Nam

- Nắm vững được bản chất và chức năng, nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ, các khái niệm cơ bản về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp và chữ viết để phục vụ việc học ngoại ngữ và các công việc chuyên môn, nghề nghiệp

- Vận dụng được kỹ năng sử dụng tiếng Việt như tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản, xác định lỗi và chữa lỗi trong văn bản

3.2.2. Kiến thức cơ sở ngành

- Nắm bắt và áp dụng được những khái niệm cơ bản trong Ngữ âm học và Âm vị học Tiếng Anh, phát âm đúng tiếng Anh

- Nắm vững những vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học tiếng Anh và những kỹ năng phân tích ngữ nghĩa

- Nắm bắt được những vấn đề cơ bản của ngữ pháp tiếng Anh, vận dụng được những kiến thức về những vấn đề đó trong công việc chuyên môn

- Vận dụng kiến thức khái quát về văn hóa, văn học, giao thoa văn hóa các nước nói tiếng Anh bao gồm các đặc điểm về lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và giáo dục vào việc thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, tranh luận

- Sử dụng tốt tiếng Anh ở trình độ C1 theo Khung Năng lực Châu Âu, có thể vận dụng các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng trong hoạt động thuộc định hướng đào tạo và nghiên cứu.

3.2.3. Kiến thức chuyên ngành

- Nắm vững các kiến thức về lý thuyết dịch, có thể áp dụng các kiến thức này trong công tác biên phiên dịch. Vận dụng các kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng về nghiệp vụ biên phiên dịch để thực hiện công tác biên dịch, phiên dịch trong môi trường trong nước và quốc tế

- Vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ đã học vào công việc thực tiễn tại các văn phòng, viện nghiên cứu, cơ sở dạy ngoại ngữ, tòa soạn, đồng thời mở rộng các kỹ năng cần thiết khác của người làm ngôn ngữ, làm quen với thực tế thị trường công việc và xã hội, trở nên tự tin với nghề nghiệp hơn

- Nắm vững và vận dụng được những kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa Anh thông qua việc tiến hành một dự án nghiên cứu theo chuyên ngành hoặc học các học phần thay thế tốt nghiệp được thiết kế mang tính tổng hợp cao.

4. Yêu cầu về kỹ năng

4.1. Kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp

- Sử dụng thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ thực tiễn - Đạt chuẩn đầu ra tương đương trình độ C1 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ Anh và trình độ B1 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ khác

- Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; có lòng tự tôn dân tộc; say mê trong công việc, tích cực khám phá kiến thức, khám phá thực tiễn

- Đảm bảo tính liêm chính, công bằng, vô tư, không phân biệt đối xử trong nhiệm vụ biên-phiên dịch, trung thành với văn bản (nói/viết) nguyên gốc, không thêm bớt, chỉnh sửa hay bóp méo nội dung thông tin và ý định giao tiếp của tác giả phát ngôn

- Đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng trong nhiệm vụ biên-phiên dịch; có thái độ đúng và hiểu tầm quan trọng của nhiệm vụ biên-phiên dịch; có tính kiên trì, say mê công việc, có hành vi chuyên nghiệp; thực hiện đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp

- Có khả năng quản lí thời gian, có kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp.

4.2. Kỹ năng và phẩm chất cá nhân

- Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và lời nói, sử dụng ngoại ngữ 2 ở trình độ B1 theo Khung Năng lực Châu Âu để diễn đạt và xử lý một số tình huống giao tiếp và công việc đơn giản trong chuyên môn.

5. Yêu cầu về thái độ

- Xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, có tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân; có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước; có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học

- Tự tin, linh hoạt; tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc, can đảm, quyết tâm hành động bất chấp hoàn cảnh không thuận lợi

- Luôn có ý thức học hỏi, không ngừng trau dồi năng lực và có khát vọng vượt khó, vươn lên để thành đạt.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Nhóm 1: Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên: Có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Nhóm 2: Thư kí văn phòng/ Hướng dẫn viên du lịch: Có khả năng làm việc trong các văn phòng công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lí các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Anh.

Nhóm 3: Giáo viên/chuyên viên Tiếng Anh: Có thể đảm nhận các vị trí như cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh và ngôn ngữ khác, cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành Tiếng Anh, cán bộ phụ trách báo chí truyền thông tại các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Tích lũy và vận dụng được kiến thức đã học để tiếp tục học tập, nghiên cứu sau đại học trong và ngoài nước

- Vận dụng được kiến thức đã học để tiếp cận, nắm bắt, vận dụng vào những lĩnh vực chuyên môn chưa học chuyên sâu ở nhà trường

- Tiếp cận được kiến thức khoa học, công nghệ mới, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội, cũng như nâng cao trình độ để tiếp nhận những vị trí quản lý ở các cơ quan, doanh nghiệp.

II. Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

1. Tên ngành đào tạo: Ngôn ngữ Trung Quốc

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu

3.1. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung

a) Đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức chuyên sâu về tiếng Trung Quốc giao tiếp nói chung và lĩnh vực tiếng Trung Quốc khoa học kỹ thuật nói riêng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế.

b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc biên phiên dịch tiếng Trung Quốc nói chung và lĩnh vực tiếng Trung Quốc chuyên về khoa học kỹ thuật nói riêng, có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội, có tư duy chiến lược và có tác phong làm việc chuyên nghiệp để thích ứng với môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Có kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao, phát triển thể lực, tầm vóc để nâng cao sức khỏe, từ đó nâng cao khả năng học tập, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Mục tiêu 2: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, pháp luật trong bối cảnh chung của thế giới và trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với khối ngành được đào tạo để tạo tiền đề học tốt các môn chuyên ngành, đồng thời đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.

Mục tiêu 3: Có các kiến thức về kỹ năng thực hành tiếng Trung Quốc, bao gồm các kỹ năng “ nghe, nói, đọc, viết ” đạt chuẩn từ trình độ A1, A2 ( tương ứng với HSK cấp 1, cấp 2) đến trình độ B1, B2 (tương ứng với HSK cấp 3,4) đến trình độ C1 ( tương ứng với HSK cấp 5) theo khung tham chiếu Châu Âu ; Có kiến thức cơ bản về các thuật ngữ kỹ thuật trong tiếng Trung; Có kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và phong tục của nước bản ngữ để thích ứng với môi trường giao lưu kinh tế và chuyển giao công nghệ kỹ thuật giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Mục tiêu 4: Có năng lực biên dịch, phiên dịch, nghiên cứu và sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc trong giao tiếp thông thường và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, cũng như kỹ thuật sản xuất; Có thể tách rời khỏi việc dịch máy móc, hướng tới việc dịch có tư duy và liên tục cập nhật; Có khả năng ghi nhớ thông tin, phát âm chuẩn, giọng điệu tốt, chịu trách nhiệm về sản phẩm thông tin mình dịch về cả chất lượng và số lượng.

Mục tiêu 5: Có kỹ năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia; Có tính kiên trì, say mê công việc, nhiệt tình và năng động trong công việc, biết ứng xử tốt, thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; Có ý thức tự nghiên cứu độc lập và nâng cao trình độ.

Mục tiêu 6: Có kiến thức tin học cơ bản để khai thác các phần mềm được ứng dụng trong chuyên ngành được đào tạo, có trình độ ngoại ngữ 2 đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu Châu Âu để nâng cao hiệu quả giao tiếp.

3.2 Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Với mục tiêu đào tạo như trên, ta tiến hành xây dựng và chuẩn đầu ra chương trình, quan hệ giữa chuẩn đầu ra hiện hành và mục tiêu đào tạo được trình bày trong bảng sau:

Quan hệ giữa chuẩn đầu ra và mục tiêu đào tạo

TT

Chuẩn đầu ra

Mục tiêu đào tạo

MT1

MT2

MT3

MT4

MT5

MT6

a

Khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất

x

b

Khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, pháp luật, giáo dục quốc phòng an ninh

x

x

c

Khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn thuộc khối ngành

x

x

x

e

Khả năng nghe, nói, đọc, viết thông thạo tiếng Trung Quốc đạt chuẩn trình độ C1 ( tương ứng với HSK 5)

x

x

f

Khả năng áp dụng các kiến thức về văn hóa, kinh tế, chính trị và phong tục của nước bản ngữ

x

x

g

Khả năng áp dụng các kiến thức về từ vựng kỹ thuật tiếng Trung Quốc

x

h

Khả năng tách rời khỏi việc biên, phiên dịch Việt-Trung, Trung-Việt một cách máy móc, hướng tới việc dịch có tư duy và liên tục cập nhật

x

i

Khả năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia

x

j

Khả năng áp dụng các kiến thức tin học

x

k

Khả năng nghe, nói, đọc, viết thông thạo ngoại ngữ 2 đạt chuẩn trình độ B1

x

- Có khả năng, năng lực tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn.

4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Đủ điều kiện theo học ở các bậc trình độ cao hơn trong và ngoài nước cùng chuyên ngành đào tạo như: thạc sĩ, tiến sĩ.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại văn phòng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp trong nước, các văn phòng đại diện, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Singapore. Làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường trong lĩnh vực thương mại-kỹ thuật.