Sinh viên nước ngoài thích thú với phương pháp học tiếng Việt

Sinh sống tại Việt Nam là một trong những điều kiện giúp các em sinh viên Lào đang học tập tại Trung tâm Đào tạo Quốc tế học tiếng Việt nhanh hơn, dễ dàng hơn vì các em được tiếp xúc với ngôn ngữ đích nhiều hơn.

Điều này không chỉ giúp các em duy trì các danh mục ngôn ngữ đã gặp trước đó mà còn hấp thụ các danh mục ngôn ngữ mới (Gairns & Redman 1986: 67). Có thể nói môi trường ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc học ngôn ngữ hiệu quả hơn. Theo thuyết thụ đắc ngôn ngữ của Noam Chomsky (1965), có hai loại môi trường ngôn ngữ: chính thức (trong lớp học) và không chính thức (ngoài lớp học).

Tại Trung tâm Đào tạo Quốc tế, trong lớp học, giảng viên thường cố gắng tận dụng các nguồn tư liệu, tài liệu như sách, báo, hình ảnh, video, chương trình TV để giúp sinh viên tiếp cận với thực tế cuộc sống dễ dàng hơn. Phương pháp này giữ một vai trò quan trọng, giúp sinh viên có được ngôn ngữ thực tế, tạo ra ngữ cảnh học tập sinh động, có ý nghĩa, tạo động lực cho người học và là cầu nối liên kết lớp học với cuộc sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ thông thạo ngôn ngữ của người học chỉ được tiếp xúc với ngôn ngữ đích trong môi trường chính thức thấp hơn người học được tiếp xúc với ngôn ngữ đích ở cả hai môi trường. Chính vì vậy, trong những năm qua, Trung tâm đã tích hợp các hoạt động ngoài lớp học vào chương trình đào tạo tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài nói chung và sinh viên Lào nói riêng. Các hoạt động được thiết kế đa dạng, phong phú, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và trình độ ngôn ngữ của sinh viên.

Sinh viên nước ngoài thích thú với phương pháp học tiếng Việt

Ở trình độ sơ cấp, các em sinh viên được tham các hoạt động đơn giản như: thực hiện việc mua bán một số mặt hàng thiết yếu tại chợ (hỏi giá, mặc cả …), tìm hiểu về nơi các em đang sinh sống (miêu tả ký túc xá) và nơi học tập (miêu tả lớp học, trường học), trao đổi, nói chuyện với các bạn sinh viên Việt Nam (về lịch học, ngành học …), tìm đường và chỉ đường đến một số địa điểm gần trường (cây rút tiền ATM, chợ, siêu thị, hiệu thuốc, quán ăn …).

Sinh viên nước ngoài thích thú với phương pháp học tiếng Việt

Ở trình độ trung cấp, các hoạt động được thiết kế ở mức độ phức tạp hơn, ví dụ như đi thăm quan một số danh lam thắng cảnh tại Việt Nam và viết bài thu hoạch hoặc thực hiện thuyết trình sau chuyến đi, tham gia các hoạt động tình nguyện với các bạn sinh viên Việt Nam, thăm quan và sinh sống với gia đình Việt Nam (vào cuối tuần)… Ngoài mục đích phát triển ngôn ngữ, các hoạt động này còn giúp em phát triển các kỹ năng mềm như truyết trình, thương thảo, đàm phán … đồng thời mang lại cho các em kiến thức, sự hiểu biết về cuộc sống, sinh hoạt, văn hoá của người Việt Nam.

Sinh viên nước ngoài thích thú với phương pháp học tiếng Việt

Với sự nỗ lực của giảng viên và sinh viên, chương trình đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận: sinh viên nói tiếng Việt trôi chảy, tự tin hơn, sử dụng từ chuẩn xác hơn, phát âm đúng thanh điệu hơn, đặc biệt là các em học tập hứng thú, sôi nổi hơn, hiện tượng đi học muộn và nghỉ học cũng giảm đi đáng kể. Và quan trọng hơn, khi sự kết nối lớp học - cuộc sống chuyển thành kinh nghiệm thực tế của sinh viên thì việc học tiếng Việt không những ý nghĩa hơn, động lực hơn mà còn giúp sinh viên có thể học độc lập, không cần sự giúp đỡ của giáo viên, bạn bè hay lớp học.

Sinh viên nước ngoài thích thú với phương pháp học tiếng Việt

Dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài tuy vất vả nhưng vô cùng thú vị. Ngoài việc truyền đạt kiến thức về ngôn ngữ, chúng tôi rất vui vì đã góp một phần vào việc quảng bá về hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.

Video một bài tập thực hành của sinh viên nước CHDCND Lào tại Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Đại học Công nghiệp Hà Nội:

Tin tiêu điểm

Chương trình giao lưu ẩm thực Việt – Hàn.

Chương trình giao lưu ẩm thực Việt – Hàn.

Thứ Hai, 14:08 18/03/2013