Tính tương đối của tự do

Bài báo do nhóm tác giả PGS,TS. Nguyễn Ngọc Hà (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và TS. Trần Thị Bích Huệ (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) được đăng tải trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2018.

Tóm tắt: Tự do là một thuộc tính đặc biệt chỉ có ở con người có ý thức. Người tự do có khả năng tự lựa chọn để làm hay không làm một việc nào đó theo ý thích của mình mà không bị ép buộc bởi người khác; người không tự do (hay người nô lệ) không có khả năng như vậy. Tự do là một giá trị cao quý, là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, tự do có tính tương đối. Con người càng nhận thức được nhiều tính tất yếu của tự nhiên, và càng ít bị sự cưỡng bức bởi người khác, thì càng có nhiều tự do. Khi còn nhà nước và pháp luật, một số người không có tự do vì bắt buộc phải thực hiện pháp luật một cách không tự nguyện. Khi nhà nước và pháp luật mất đi thì tự do của mỗi người mới là điều kiện cho tự do của tất cả mọi người. Nhưng ngay cả khi nhà nước và pháp luật mất đi, mỗi người vẫn không có tự do hoàn toàn vì vẫn phải từ bỏ tự nguyện một phần ý thích riêng để tuân theo các quy tắc đạo đức của xã hội. Con người không bao giờ có tự do tuyệt đối.

Từ khóa: Tự do, nô lệ, tất yếu, tương đối.

Toàn văn bài báo: tải về tại đây