Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập và hợp tác quốc tế

PGS,TS Phạm Ngọc Anh

Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng

Nhân dịp kỷ niệm 107 năm, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2018) chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của PGS,TS Phạm Ngọc Anh - Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) về chủ đề: "Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập và hợp tác quốc tế", bài viết được đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị.

Ngay từ những năm 20 thế kỷ XX, trên hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Người đã nêu tư tưởng muốn làm bạn với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), Người gửi thư cho Đại hội đồng Liên Hợp quốc và các nước lớn thể hiện nguyện vọng Việt Nam muốn gia nhập vào tổ chức Liên Hợp quốc với trách nhiệm cao là giữ gìn hòa bình, chống áp bức, bất công. Tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập và hợp tác quốc tế là những định hướng có tính chất phương pháp luận trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.

Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập và hợp tác quốc tế

Ảnh sưu tầm internet

1. Nhu cầu tất yếu khách quan hội nhập và hợp tác quốc tế

Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một thời đại mới cho các dân tộc, hướng đến mục tiêu chung của nhân loại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh với tư duy và tầm nhìn chiến lược, nhận diện chính xác thời đại mới, trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, ngay từ sớm, đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hội nhập quốc tế để góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc và phát triển, chấn hưng đất nước. Hội nhập quốc tế thể hiện sự tham gia của quốc gia, dân tộc vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa với tính cách là một xu thế lịch sử của thế giới hiện đại. Quan sát sự biến động của thế giới, Hồ Chí Minh đã có một nhận xét mang hàm nghĩa triết lý: “Xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”(1) và “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới”(2).

Đối với Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, hội nhập, trước hết, là để tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài giúp đỡ dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã sớm nhận thức, chủ nghĩa đế quốc là một hệ thống thế giới, chúng vừa tranh giành, xâu xé thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong hệ thống thuộc địa của mình, cho nên để đánh thắng chủ nghĩa đế quốc thì phải liên kết các dân tộc thuộc địa, các đảng cách mệnh trên thế giới: “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ. Và nếu công nông Pháp cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”(3). Trong mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, Người nhìn nhận đó là mối quan hệ biện chứng, hai chiều tương tác với nhau: Việt Nam không chỉ tiếp nhận sự ủng hộ, giúp đỡ của cách mạng thế giới mà Việt Nam cũng có nghĩa vụ quốc tế - giúp bạn là tự giúp mình: “Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do, độc lập riêng của mình, mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hòa bình trên thế giới”(4).

Thứ hai, hội nhập là để tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới nhất của các nước để phục vụ cho công cuộc chấn hưng đất nước và xây dựng CNXH: “Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình”(5). Việc đầu tiên Hồ Chí Minh xúc tiến để hội nhập cho nền khoa học Việt Nam đó là cử một nhóm thanh niên Việt Nam sang Mỹ học tập khoa học - kỹ thuật. Trong Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ngày 1-11-1945, Người đề nghị Hoa Kỳ tiếp nhận 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ với mong muốn một mặt, thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác, xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác: “và tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những ý tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam”(6).

2. Về nội dung hội nhập quốc tế theo quan điểm Hồ Chí Minh

Chính sách hội nhập và hợp tác quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong bức thư gửi Liên Hợp quốc năm 1946: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:

a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.

b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.

c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hợp quốc.

d) Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân”(7).

Hội nhập quốc tế theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh có một số nội dung chính sau đây:

- Hội nhập quốc tế để giữ vững nền độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản, gắn cách mạng Việt Nam vào cùng quỹ đạo với cách mạng thế giới nhằm hướng đến giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Trả lời câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn Nam Dương Antara, ngày 14-5-1954: “Mục đích chiến đấu của nhân dân Việt Nam là gì?”, Hồ Chí Minh trả lời: “Nhân dân Việt Nam anh dũng chiến đấu mục đích là thực hiện một nước hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do”(8); với câu hỏi: “Điều kiện gì là điều kiện căn bản thương thuyết với Pháp?”, Người trả lời: “Lập trường của chúng tôi để thương thuyết với Pháp đặng ngừng bắn, đình chiến và lập lại hòa bình ở Đông Dương là: thật sự độc lập, thống nhất và dân chủ tự do”(9). Theo Hồ Chí Minh, Việt Nam hội nhập với thế giới là thực hiện chính sách mở cửa về kinh tế, hợp tác kinh tế quốc tế là trọng tâm, mang lại lợi ích cho đất nước, không phân biệt chế độ chính trị “các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hòa bình được”(10). Năm 1959, khi trả lời báo chí về quan hệ của Việt Nam với các nước tư bản, trong đó có Nhật Bản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cần mở rộng công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp để nâng cao sức sản xuất và cải thiện đời sống của nhân dân. Chúng tôi cần nhiều dụng cụ, máy móc và hàng hóa của các nước, trong đó tất nhiên kể cả nước Nhật Bản. Và chúng tôi có thể cung cấp cho những nước ấy lương thực, cây công nghiệp và khoáng sản. Quan hệ buôn bán giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nhật Bản, nếu được cải thiện, có nhiều triển vọng tốt đẹp, có lợi cho nhân dân cả hai nước”(11).

Ở Hồ Chí Minh, mở cửa, hội nhập không chỉ để phát triển về phương diện kinh tế, mà còn để ngăn ngừa chiến tranh, tránh hy sinh đổ máu cho nhân dân Việt Nam cũng như cho nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, để giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc.

- Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa sức mạnh dân tộc kết hợp với việc phát huy sức mạnh quốc tế, sức mạnh thời đại. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, sức mạnh dân tộc là nguồn lực nội sinh giữ vai trò quyết định; còn sức mạnh quốc tế, sức mạnh thời đại là nguồn lực bên ngoài, nó sẽ làm cho sức mạnh dân tộc được tăng lên và nó cũng chỉ phát huy tác dụng thông qua nhân tố bên trong, đó là sức mạnh dân tộc. Người nhấn mạnh quan điểm tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, “một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”(12), phải kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập dân tộc mình với các mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.

- Hội nhập kinh tế quốc tế để thu hút ngoại lực, mang ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia, dân tộc. Mục tiêu nhất quán về hợp tác kinh tế quốc tế theo Hồ Chí Minh là để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Quan điểm này rất gần gũi với khái niệm tăng trưởng bao trùm của quốc tế hiện nay, khi Người hướng mục tiêu phát triển và hợp tác kinh tế quốc tế cuối cùng là để mang lại lợi ích cho tất cả mọi người dân trong xã hội. Mấy tháng sau khi giành độc lập, Hồ Chí Minh trả lời các nhà báo về vấn đề mở cửa hợp tác kinh tế của nước Việt Nam mới: “Có thể rằng: chúng ta hoan nghênh những người Pháp muốn đem tư bản vào xứ ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác. Có thể rằng: chúng ta sẽ mời những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu, đến đây giúp việc cho chúng ta trong cuộc kiến thiết quốc gia”(13). Năm 1955, sau chuyến thăm Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ, trong những điều kiện mới, Hồ Chí Minh lại nói rõ thêm: “Các nước bạn giúp ta để hàn gắn mau chóng những vết thương chiến tranh; để tăng gia sản xuất về nông nghiệp, công nghiệp và để phát triển thương nghiệp; để khôi phục và phát triển kinh tế và văn hóa; để ta dần dần nâng cao đời sống của nhân dân ta”(14).

Quan điểm cơ bản, nhất quán của Hồ Chí Minh trong hội nhập kinh tế quốc tế là để có điều kiện phát huy những tiềm năng của Việt Nam, thu hút ngoại lực để phát huy nội lực; nội lực là cái quyết định, ngoại lực là yếu tố quan trọng và phải trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

- Hội nhập văn hóa quốc tế để làm giàu cho văn hóa dân tộc, phát huy sức mạnh mềm của đất nước trong giao lưu quốc tế. Ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài cùng với nhiều chuyến thăm chính thức các nước trên thế giới với cương vị nguyên thủ quốc gia(15), đã tạo cơ hội cho Hồ Chí Minh có tầm nhìn thực tiễn về giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa. Người cho rằng: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại”(16). Cho nên, “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”(17). Quan điểm của Người là tiếp thu toàn diện tất cả cái hay, cái tốt của văn hóa nhân loại trên nền tảng văn hóa dân tộc, cốt cách văn hóa dân tộc, thông qua “màng lọc” chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh là nhà văn hóa kiệt xuất, vì những đóng góp to lớn của Người vào kho tàng văn hóa nhân loại: “Sự nghiệp văn hóa của Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt văn hóa, giáo dục, nghệ thuật kết tinh truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam và tư tưởng của Người là hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”(18). Chính Người cũng là tấm gương sáng cho tình đoàn kết và hội nhập quốc tế, kết tinh thành: “một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”(19).

- Sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước với tinh thần trách nhiệm cao. Tháng 1-1950, trong Tuyên bố khi đi thăm nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới”(20). Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam đã sớm gia nhập Liên Hợp quốc và đóng góp tích cực vào việc giữ gìn hòa bình quốc tế.

3. Nguyên tắc, phương pháp hội nhập theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một là, luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết; tranh thủ các điều kiện thuận lợi để gia tăng nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước và làm giàu bản sắc dân tộc. Đảng ta khẳng định rõ hơn mục tiêu của hội nhập và hợp tác là “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”(21).

Hai là, hội nhập trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau. Phải luôn chủ động, không trông chờ ỷ lại, không phụ thuộc, phải căn cứ vào tình hình trong nước và quốc tế để quyết định mức độ, lộ trình hội nhập. Đảng ta đã nhiều lần nhấn mạnh, ngoại lực là quan trọng, nhưng nội lực mang tính quyết định. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu “phát huy vai trò quyết định của nội lực”(22); nội lực ở đây bao gồm thực lực kinh tế và quốc phòng, về kinh tế là tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới một cách cơ bản thể chế kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài; phát triển nhanh đi đôi với việc nâng cao hiệu quả, chất lượng và tính bền vững, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Ba là, các nước trên thế giới tăng cường trao đổi, cùng theo đuổi chính sách chung sống hòa bình, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp thông qua đối thoại, đàm phán, không dùng vũ lực. Đại hội XII của Đảng xác định, trong bối cảnh cục diện khu vực và quốc tế diễn biến hết sức phức tạp, công cuộc hội nhập cần được tiến hành trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và điều kiện hòa bình để phát triển, giữa yêu cầu giữ vững độc lập, tự chủ với chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

Bốn là, thiết lập mối quan hệ hữu nghị bền chặt với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia, các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Quan điểm của Hồ Chí Minh là đoàn kết và tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau: “Thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè”(23).

Năm là, phải xây dựng chính sách mềm dẻo, linh hoạt, đặc biệt là với các nước lớn. Đồng thời phải kiên trì đấu tranh, không để các nước lớn thỏa hiệp về lợi ích của quốc gia - dân tộc mình, luôn giữ vững lập trường, nguyên tắc theo mục tiêu chiến lược của cách mạng, giữ vững độc lập, tự chủ, không dao động trước bất cứ thế lực nào với phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

4. Giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế trong công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay

Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là sự kế thừa và phát triển truyền thống văn hóa Việt Nam về hội nhập quốc tế; kế thừa, vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin về hội nhập cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam; là cơ sở nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta trong các giai đoạn cách mạng. Nhờ vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người, Đảng, Nhà nước ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế; góp phần quan trọng vào những thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong thế kỷ XX; góp phần hoạch định đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế có hiệu quả trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Đại hội VI của Đảng mở ra con đường đổi mới và phát triển, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ quốc tế đã giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào các tổ chức, các diễn đàn đa phương, tham gia hội nhập quốc tế và liên kết kinh tế ngày càng sâu sắc. Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá đúng đắn tình hình trong nước và xu thế phát triển của thế giới, điều chỉnh chính sách, tập trung vào giải quyết những vấn đề trọng yếu trong hợp tác quốc tế của Việt Nam bằng việc đổi mới tư duy, nhận thức nhằm tạo thế ổn định và tận dụng điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển của Việt Nam.

Từ tổng kết thực tiễn, Đại hội XI (2011) của Đảng đã sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học: “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại”(24). Đại hội XII nhấn mạnh nhiệm vụ: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”(25). Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đây là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.

Đây cũng chính là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập và hợp tác quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam, mang lại cuộc sống hạnh phúc về vật chất và tinh thần cho nhân dân và hội nhập để đất nước sánh vai cùng với các cường quốc năm châu.

_________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 1-2017

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.14.

(2), (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, Sđd, tr.329, 287.

(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.14, Sđd, tr.533.

(5), (6), (7), (13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Sđd, tr.523, 91-92, 523, 86.

(8), (9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8, Sđd, tr.474, 475.

(10), (14) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, Sđd, tr.12, 56.

(11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, Sđd, tr.293.

(12) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, Sđd, tr.445.

(15) Theo thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã đến 56 nước trên thế giới.

(16), (17) Hồ Chí Minh: Về công tác văn hóa văn nghệ, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1971, tr.71, 71.

(18) Nghị quyết của UNESCO kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam. Xem: unesdoc.unesco.org.

(19) Lời của nhà thơ Liên Xô Ôxíp Manđenxtam trong bài báo nhan đề: “Thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái Quốc”, đăng trên báo Ngọn lửa nhỏ (Liên Xô) số 39, ngày 23-12-1924, Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, Sđd, tr.462.

(20) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, Sđd, tr.8.

(21), (22), (25) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.153, 87, 79.

(23) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Sđd, tr.163.

(24) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.66.

Tin tiêu điểm

Thông báo học bổng Brother năm học 2017-2018 cho sinh viên Tỉnh Hải Dương

Thứ Tư, 14:48 23/08/2017
Gặp mặt nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam 18-4

Gặp mặt nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam 18-4

Thứ Tư, 07:47 19/04/2017
Tổng kết công tác Văn hóa - Văn nghệ năm 2016

Tổng kết công tác Văn hóa - Văn nghệ năm 2016

Thứ Hai, 07:44 23/01/2017

DSSV nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập 4 tháng cuối năm 2016 và bổ sung 6 tháng đầu năm 2016

Thứ Hai, 10:58 28/11/2016

DSSV cấp bù tiền miễn giảm học phí HK1 năm học 2016-2017 và bổ sung năm học 2015-2016

Thứ Hai, 10:56 28/11/2016

DSSV nhận Học bổng và khen thưởng năm học 2015-2016 hệ ĐH K8,9,10; Cao đẳng K16,17; TCCN K62

Thứ Hai, 10:54 28/11/2016

Lịch cấp bù tiền miễn giảm học phí học kỳ 2 năm học 2015-2016

Thứ Hai, 08:33 24/10/2016

Thông báo học bổng Brother năm học 2016-2017 cho sinh viên Tỉnh Hải Dương

Thứ Tư, 08:57 31/08/2016

DSSV được hỗ trợ chi phí học tập 6 tháng đầu năm 2016

Thứ Năm, 16:08 21/07/2016

Danh sách HSSV được cấp bù tiền miễn giảm học phí HK2 năm học 2015-2016 và bổ sung HK1 năm học 2015-2016

Thứ Năm, 16:06 21/07/2016

Lịch cấp bù tiền miễn, giảm học phí học kỳ 1 năm học 2015-2016

Thứ Hai, 16:34 16/05/2016

Thông báo chương trình học bổng toàn phần bậc đại học Panasonic năm 2016

Thứ Hai, 11:30 09/05/2016

DSSV được cấp bù tiền miễn, giảm học phí HK1 năm học 2015-2016

Thứ Năm, 09:37 28/04/2016

Danh sách bổ sung HSSV được MGHP năm học 2013-2014 và 2014-2015

Thứ Ba, 08:20 19/01/2016

Thông báo về việc chi tiền học hổng, khen thưởng năm học 2014-2015 và tiền hỗ trợ chi phí học tập năm 2015

Thứ Ba, 08:15 19/01/2016

Danh sách sinh viên được nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập năm 2015

Thứ Tư, 09:38 30/12/2015

Danh sách HSSV được nhận học bổng và khen thưởng năm học 2014-2015

Thứ Tư, 09:36 30/12/2015

Lịch cấp bù tiền miễn giảm học phí HK2 năm học 2014-2015, bổ sung HK 1 năm học 2014-2015, bổ sung năm học 2013-2014.

Thứ Hai, 07:57 02/11/2015

Thông báo về việc xét miễn, giảm học phí đợt cuối cùng cho năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015

Thứ Năm, 14:00 29/10/2015

Thông báo về việc xét hỗ trợ chi phí học tập năm 2015 cho sinh viên hệ đại học, cao đẳng chính quy

Thứ Sáu, 07:53 23/10/2015

Thông báo kế hoạch thu, nộp kinh phí học kỳ 1 năm học 2015-2016

Thứ Sáu, 10:18 04/09/2015

Thông báo thu BHYT bắt buộc đối với HSSV

Thứ Sáu, 10:15 04/09/2015

Danh sách HSSV thuộc diện cấp bù tiền MGHP học kỳ 2 năm học 2014-2015, bổ sung học kỳ 1 năm học 2014-2015 và bổ sung năm học 2013-2014

Thứ Năm, 15:52 03/09/2015