30 cơ sở đại học dẫn đầu về nghiên cứu tại VN

Một bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam do các nhà khoa học Việt Nam tự thực hiện vừa công bố các so sánh về các chỉ số nghiên cứu khoa học của hơn 30 cơ sở trong cả nước.

Bảng xếp hạng đại học của Việt Nam UPM (University Performance Metrics) vừa công bố kết quả sáng 02/01/2020.

Theo đó, Trường ĐH Tôn Đức Thắng dẫn đầu bảng tổng sắp (đứng đầu về quy mô, năng suất nghiên cứu; xếp thứ 7 về chất lượng nghiên cứu và xếp thứ 30 về chỉ số nội lực). Trong tốp 5 bảng tổng sắp, có sự góp mặt của một trường tư thục là ĐH Duy Tân; 2 đại học quốc gia Hà Nội và TP.HCM, và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

30 cơ sở đại học dẫn đầu về nghiên cứu tại Việt Nam

Các tiêu chí đánh giá được đưa ra gồm: Quy mô nghiên cứu - tổng số các bài báo tích hợp, đã được lọc trùng từ 2 cơ sở dữ liệu Web of Science và Scopus của các cơ sở giáo dục đại học xuất bản trong giai đoạn 2015-2019 (chiếm 45%); Năng suất nghiên cứu - chỉ sốbài báo trung bình trên giảng viên và nghiên cứu viên (chiếm 25%); Chất lượng nghiên cứu - chỉ sốtrích dẫn trung bình thu thập được trong năm 2019 cho các bài báo xuất bản trong giai đoạn 2014 - 2015 (chiếm 25%); Chỉ số công bố bằng nội lực - Tỉ lệphần trăm các bài báo hoàn toàn của tác giả Việt Nam (chiếm 5%).

Xếp hạng chỉ số quy mô công bố của các cơ sở giáo dục đại học năm 2019:

30 cơ sở đại học dẫn đầu về nghiên cứu tại Việt Nam

Xếp hạng chỉ số bài báo trung bình trên giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học 2019:

30 cơ sở đại học dẫn đầu về nghiên cứu tại Việt Nam

Xếp hạng chỉ số trích dẫn trung bình của các cơ sở giáo dục đại học 2019:

30 cơ sở đại học dẫn đầu về nghiên cứu tại Việt Nam

Xếp hạng chỉ số nghiên cứu nội lực của các cơ sở giáo dục đại học 2019:

30 cơ sở đại học dẫn đầu về nghiên cứu tại Việt Nam

Nhìn vào bảng xếp hạng đại học, có thể thấy: Dù có sự thay đổi về cách xếp hạng và cách đánh giá thì "top 5" cơ sở đại học về nghiên cứu của Việt Nam vẫn không thay đổi so với năm 2018 là Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc gia HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng năm nay vươn lên dẫn đầu. Tiếp sau đó là ĐH Quốc gia HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội. Trường ĐH Duy Tân đã vượt qua Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Tuy nhiên, "top 5-10" đã có sự thay đổi nhiều do tích hợp được đồng thời thế mạnh của cả 4 chỉ số. Đó là sự xuất hiện của Trường ĐH Y tế Cộng đồng, Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Mỏ Địa chất và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Ở "top 20", có tên của hai trường ĐH là Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TP. HCM và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là một cơ sở giáo dục đại học tư thục.

Trao đổi với VietNamNet sáng 2/1, GS Nguyễn Hữu Đức - thành viên của nhóm nghiên cứu - cho biết: Thủ tướng vừa ban hành Nghị định 99 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Theo Nghị định này, tiêu chí của trường đại học nghiên cứu là mỗi năm, mỗi trường phải công bố trung bình từ 100 bài báo trở lên và mỗi giảng viên cơ hữu đạt trung bình công bố từ 0,3 bài trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới.

Như vậy, theo bảng xếp hạng, 17 trường đã đạt từ 100 bài báo/năm trở lên. Tuy nhiên, xét trên chỉ số bài báo trên giảng viên, mới có 7 trường xấp xỉ đạt là Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Y tế Công cộng, Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP. HCM và Trường ĐH Mở TP.HCM.

Vẫn cần thúc đẩy tăng số lượng nghiên cứu khoa học

“Dễ thấy có sự tương quan giữa tổng số bài báo và số bài báo trên giảng viên, nhưng cả 2 tiêu chí này có sự đối nghịch với chỉ số công bố bằng nội lực. Trường nào mạnh về số lượng bài thì các bài có tác giả nước ngoài của họ rất nhiều. Ngược lại, trường nào hợp tác quốc tế yếu thì sản lượng cũng thấp hơn”, GS Đức cho hay.

Cụ thể, về chỉ số công bố nội lực, đứng đầu là các cơ sở như Trường ĐH Điện lực, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Thái nguyên, Trường ĐH Hàng hải Việt Nam và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.

Theo GS Đức, các bảng xếp hạng quốc tế thường làm ngược lại là đo bằng mức độ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng 'nội địa" này, nhóm tác giả vẫn đặt chỉ số nội lực chiếm 5%. Điều này có tác dụng nhận diện những trường còn khó khăn nhưng vẫn nỗ lực trong nghiên cứu.

Trọng số của các tiêu chí xếp hạng

Trọng số của các tiêu chí xếp hạng.

Nhóm nghiên cứu đặt tiêu chí về số lượng bài báo với trọng số rất cao (45%). Điều này là do số lượng của Việt Nam còn khiêm tốn nên vẫn cần thúc đẩy tăng về số lượng. Như vậy, bảng xếp hạng này vẫn đánh giá cao về năng suất và chất lượng.

Theo nhóm nghiên cứu, tương lai, UPM sẽ bổ sung một số tiêu chí để xếp hạng toàn diện, đầy đủ hơn các hoạt động của ĐH Việt Nam thay vì chỉ dừng lại ở các chỉ số nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu vẫn đang thu thập số liệu để xếp hạng trên chất lượng đào tạo và mức độ quốc tế hóa, thậm chí là hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Bảng xếp hạng "nội địa" khác bảng quốc tế thế nào?

So với các bảng xếp hạng QS, THE hay ARWU, bảng xếp hạng UPM cũng có một số tiêu chí tương đồng. Tuy nhiên, họ chỉ xếp hạng cho các trường công bố trên 150 bài báo mỗi năm.

Đối chiếu với bảng xếp hạng QS, mức chuẩn trung bình về số lượng bài báo trên giảng viên là 5 bài/5 năm và chỉ số trích dẫn là 4,5 lần/bài thì Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã đạt chuẩn về năng suất nghiên cứu.

Ở phần đánh giá tiêu chí tổng số các bài báo tích hợp, nhóm đã sử dụng dữ liệu từ cả 2 cơ sở dữ liệu là Web of Science và Scopus.

Sở dĩ bảng xếp hạng UPM sử dụng tích hợp các dữ liệu này thay vì chỉ chọn cơ sở dữ liệu Scopus (cơ sở dữ liệu lớn và phong phú hơn) như các bảng xếp hạng QS và THE là bởi nếu chỉ thống kê riêng sẽ bỏ sót bài báo. Việc tích hợp này giúp thống kê đầy đủ số lượng công bố hơn.

Ví dụ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng công bố 2.058 bài báo Web of Science và 2.586 bài Scopus, nhưng tổng cộng lại có 2.699 bài.
UPM đã tích hợp cơ sở dữ liệu của cả 2 hệ thống thông qua hệ thống VCgate (http://vcgate.vnu.edu.vn:3000/).

University Performance Metrics (UPM) là một bảng xếp hạng theo hình thức gắn sao (star rating) áp dụng cho các trường đại học của Việt Nam. Nhóm đưa ra 8 tiêu chuẩn với 60 tiêu chí, các tiêu chí đánh giá được xây dựng khá rộng theo tiếp cận kiểm định chất lượng và thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0.

UPM vừa quản lý cơ sở dữ liệu tổng thể của hệ thống vừa cung cấp công cụ để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng để tự đo lường và đối sánh mức độ thích ứng với công nghiệp 4.0 và năng lực đào tạo, nghiên cứu và đổi mới sang tạo với các cơ sở giáo dục đại học ở trong nước và châu lục; làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược đầu tư phát triển.

Mô hình đại học mà University Performance Metrics tiếp cận là mô hình đại học định hướng đổi mới sáng tạo.

UPM là sản phẩm của nhóm triển khai đề tài khoa học thuộc Chương trình khoa học quốc gia về Khoa học giáo dục do GS Nguyễn Hữu Đức, TS Võ Đình Hiếu, ThS Nguyễn Hữu Thành Chung, TS Nghiêm Xuân Huy (ĐH Quốc gia Hà Nội) thực hiện.

Theo Vietnamnet.vn

  • Thứ Năm, 10:22 02/01/2020

Tin tiêu điểm

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Thứ Tư, 14:52 06/07/2022
Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Thứ Tư, 14:26 06/07/2022
Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Thứ Ba, 13:25 14/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

Thứ Sáu, 19:15 03/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

Thứ Năm, 19:20 02/06/2022

Các bài đã đăng

Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục STEM

Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục STEM

Thứ Hai, 12:46 22/04/2024
Hướng dẫn đăng ký xét tuyển sớm Đại học chính quy năm 2024

Hướng dẫn đăng ký xét tuyển sớm Đại học chính quy năm 2024

Thứ Sáu, 07:40 19/04/2024
Phát triển nguồn nhân lực ngành dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp về tác phong và thái độ làm việc

Phát triển nguồn nhân lực ngành dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp về tác phong và thái độ làm việc

Thứ Ba, 20:42 16/04/2024
HaUI trao động lực, tạo niềm tin cho sinh viên khuyết tật

HaUI trao động lực, tạo niềm tin cho sinh viên khuyết tật

Thứ Ba, 17:55 16/04/2024
Hành trình tri ân về nguồn xúc động và tự hào

Hành trình tri ân về nguồn xúc động và tự hào

Chủ Nhật, 22:40 14/04/2024
Ấn tượng tại Ngày hội giao lưu văn hóa sinh viên quốc tế 2019

Ấn tượng tại Ngày hội giao lưu văn hóa sinh viên quốc tế 2019

Chủ Nhật, 07:27 29/12/2019
Sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội tranh tài tại Chung kết cuộc thi Thử thách lập nghiệp năm 2019

Sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội tranh tài tại Chung kết cuộc thi Thử thách lập nghiệp năm 2019

Thứ Tư, 20:07 25/12/2019
Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Hội và Phong trào thanh niên sinh viên năm học 2018 - 2019

Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Hội và Phong trào thanh niên sinh viên năm học 2018 - 2019

Thứ Tư, 19:03 25/12/2019
Công đoàn Đại học Công nghiệp Hà Nội tổng kết hoạt động năm học 2018 - 2019

Công đoàn Đại học Công nghiệp Hà Nội tổng kết hoạt động năm học 2018 - 2019

Thứ Tư, 18:57 25/12/2019
Gặp mặt viên chức nghỉ hưu năm 2019

Gặp mặt viên chức nghỉ hưu năm 2019

Thứ Tư, 14:32 25/12/2019

Video giới thiệu