MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

- NGÀNH KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

https://drive.google.com/open?id=1iza3t1WRQDv0TPZAr3Fs1Mv874-sZP-M

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

I. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

1. NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ (Mechanical Engineering)

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

Đào tạo Tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí có trình độ chuyên môn sâu, có khả năng nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu các lĩnh vực của chuyên ngành, có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành, có khả năng trình bày - giới thiệu các nội dung khoa học, đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học và Sau đại học.

Sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo, Tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí có khả năng: Phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học thuộc các lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và các vấn đề liên quan; Sử dụng các công cụ nghiên cứu tiên tiến giải quyết những vấn đề then chốt trong lĩnh vực chuyên môn sâu; Dẫn dắt, lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Tự động hoá sản xuất...

Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí đảm nhận công việc nghiên cứu viên tại các viện và trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật khác có liên quan; Chuyên gia hoạch định chiến lược phát triển trong các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chuyên môn sâu; Quản lý khoa học công nghệ tại các tổ chức nghiên cứu và đào tạo; Giảng viên trong các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học; Quản lý sản xuất và kinh doanh; Quản lý dự án sản xuất, khoa học công nghệ; Tư vấn, giám sát dự án...

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

* Danh sách đề tài và Nhà khoa học hướng dẫn luận án tải về tại đây

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO THẠC SĨ

1. NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ (Mechanical Engineering)

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

Đào tạo Thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu các lĩnh vực của chuyên ngành, có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành, có khả năng trình bày - giới thiệu các nội dung khoa học, đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học.

Sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo, Thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí có kiến thức chuyên môn cao về lí thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng trước sự phát triển của khoa học, đời sống văn hóa - xã hội và kinh tế - chính trị; Đào tạo người học có trình độ cao về kỹ thuật cơ khí, có khả năng giải quyết những vẫn đề thực tiễn đặt ra phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ; Trang bị kiến thức nâng cao về: Thiết kế và công nghệ chế tạo cơ khí, cơ sở nâng cao trong thiết kế, chế tạo và thử nghiệm cũng như đánh giá các hệ thống thiết bị cơ khí, các phương pháp đánh giá quá trình sản xuất cơ khí; Có kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học trong thiết kế, chế tạo và đánh giá sản phẩm cơ khí; Có khả năng tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.

Thạc sĩ Kỹ thuật Cơ khí có thể đảm nhận công việc: Nghiên cứu, thiết kế công nghệ, phát triển sản phẩm tại các viện, trung tâm nghiên cứu; Quản lý sản xuất, quản lý chất lượng và các dịch vụ kỹ thuật; Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường đào tạo nghề thuộc lĩnh vực cơ khí...

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

* Danh sách giảng viên và hướng nghiên cứu đề tài luận văn cao học ngành kỹ thuật cơ khí: /media/29/uffile-upload-no-title29232.pdf

2. NGÀNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ (Mechatronics Engineering)

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

Đào tạo Thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ điện tử có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu các lĩnh vực của chuyên ngành, có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành, có khả năng trình bày - giới thiệu các nội dung khoa học, đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học.

Sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo, Thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ điện tử có kiến thức chuyên môn cao về lí thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng trước sự phát triển của khoa học, đời sống văn hóa - xã hội và kinh tế - chính trị; có khả năng giải quyết những vẫn đề thực tiễn đặt ra phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ; Trang bị kiến thức nâng cao về: động lực học máy và robot, phương pháp điều khiển hiện đại, đo lường và xử lý tín hiệu, vi cơ điện tử, hệ thống nhúng...Thiết kế và phát triển các sản phẩm cơ điện tử; Có kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học trong thiết kế, chế tạo và đánh giá sản phẩm cơ điện tử; Có khả năng tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.

Thạc sĩ Kỹ thuật Cơ điện tử có thể đảm nhận công việc: Nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm tại các viện, trung tâm nghiên cứu; Quản lý sản xuất, quản lý chất lượng và các dịch vụ kỹ thuật; Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường đào tạo nghề thuộc lĩnh vực ...

* Danh sách giảng viên và hướng nghiên cứu đề tài luận văn cao học ngành kỹ thuật cơ điện tử: /media/29/uffile-upload-no-title29233.pdf

III. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

1. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ (Mechanical Engineering Technology)

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Đào tạo kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí có trình độ lý thuyết vững vàng, khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tiễn của công nghệ kỹ thuật cơ khí nhanh và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu về đội ngũ lao động chất lượng cao.

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí vận dụng tốt kiến thức khoa học cơ bản như: toán, vật lý, hoá học… trong việc nghiên cứu các học phần cơ sở ngành: Cơ ứng dụng, thiết kế chi tiết máy, vật liệu học, dung sai và đo lường kỹ thuật... các học phần chuyên ngành gia công kim loại, CAD/CAM, công nghệ CNC…và các học phần khoa học xã hội - nhân văn như: Tiếng anh, khoa học quản lý làm cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề thiết kế và công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí cũng như trong việc phát triển nghề nghiệp.

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí có năng lực tính toán thiết kế các sản phẩm cơ khí (có ứng dụng các giải pháp công nghệ mới); thiết kế giải pháp công nghệ để chế tạo các sản phẩm cơ khí; Khai thác, vận hành các thiết bị cơ khí; Nghiên cứu, triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; Tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp; Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh) trong giao tiếp và công việc; Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc theo nhóm đủ để làm việc trong môi trường đa ngành, đa văn hóa và đa quốc gia.

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; Thường xuyên rèn luyện có sức khoẻ tốt; Luôn học tập, nâng cao trình độ; Có kỷ luật trong lao động và trong xã hội; Có khả năng làm việc độc lập, làm việc sáng tạo, môi trường áp lực cao.

Với kiến thức được trang bị trong Nhà trường, kỹ sư công nghệ kỹ thuật cơ khí có khả năng tự học tập, nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân và xã hội.

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

- Vị trí việc làm của kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí: thiết kế, triển khai công nghệ, quản lý sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm cơ khí tại các phòng thiết kế; phòng công nghệ, đơn vị quản lý sản xuất, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh về trang thiết bị cơ khí, làm việc tại các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu.

- Cơ hội việc làm của kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí: Trên 70% có việc làm tại thời điểm nhận bằng tốt nghiệp và trên 93% có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, với mức lương phổ biến từ 8 - 30 triệu đồng/tháng. Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có nhiều cơ hội được làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

* Danh sách giảng viên và hướng nghiên cứu đề tài tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật cơ khí: /media/29/uffile-upload-no-title29188.pdf

2. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ (Mechatronics Engineering Technology)

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử có kiến thức khoa học tổng hợp, liên ngành của cơ khí chính xác, điện tử, điều khiển và tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm.

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử vận dụng tốt kiến thức khoa học cơ bản như: toán, vật lý, hoá học… trong việc nghiên cứu các học phần cơ sở ngành: Cơ ứng dụng, lý thuyết điều khiển, đo lường cảm biến, hệ thống tự động thủy khí... các học phần chuyên ngành CAD, Rô bốt công nghiệp, Cơ điện tử…và các học phần khoa học xã hội - nhân văn như: Tiếng anh, khoa học quản lý làm cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề thiết kế và phát triển sản phẩm cơ điện tử cũng như trong việc phát triển nghề nghiệp.

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử có năng lực tính toán thiết kế các sản phẩm cơ điện tử (có ứng dụng các giải pháp công nghệ mới); thiết kế giải pháp công nghệ để chế tạo các sản phẩm cơ khí, cơ điện tử; Khai thác, vận hành các thiết bị cơ điện tử; Nghiên cứu, triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; Tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp; Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh) trong giao tiếp và công việc; Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc theo nhóm đủ để làm việc trong môi trường đa ngành, đa văn hóa và đa quốc gia.

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; Thường xuyên rèn luyện có sức khoẻ tốt; Luôn học tập, nâng cao trình độ; Có kỷ luật trong lao động và trong xã hội; Có khả năng làm việc độc lập, làm việc sáng tạo, môi trường áp lực cao.

Với kiến thức được trang bị trong Nhà trường, kỹ sư công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có khả năng tự học tập, nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân và xã hội.

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

- Vị trí việc làm của kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử: đảm nhận công việc vận hành, khai thác, bảo trì, sửa chữa các dây chuyền, thiết bị cơ điện tử, tự động hóa; Đảm nhiệm các công việc thiết kế, phát triển sản phẩm cơ điện tử, tự động hóa; Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ cơ điện tử, tự động hóa; Tổ chức và quản lý và chỉ đạo sản xuất tại các phân xưởng; Tư vấn kỹ thuật, kinh doanh trang thiết bị cơ điện tử, tự động hóa; Làm việc tại các viện nghiên cứu, tham gia các dự án thuộc lĩnh vực chuyên ngành.

- Cơ hội việc làm của kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử: Trên 65% có việc làm tại thời điểm nhận bằng tốt nghiệp và trên 93% có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, với mức lương phổ biến từ 8 - 30 triệu đồng/tháng. Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có nhiều cơ hội được làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

* Danh sách giảng viên và hướng nghiên cứu đề tài tốt nghiệp đại học ngành cơ điện tử: /media/29/uffile-upload-no-title29190.pdf